Từ xưa đến nay, theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp hàng năm được coi là ngày ông Công ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những điều diễn ra ở nhân gian trong một năm qua. Để tiễn ông Táo về trời sau một năm ở cùng con dân dưới hạ giới. Người ta bày mâm cúng với cá chép làm phương tiện cho ông Táo bay về trời cùng nhiều món ăn và đồ vật khác. Tuy nhiên cũng không thể thiếu văn cúng ông táo về trời được thuận lợi và suông sẻ, báo cáo với Ngọc Hoàng về những điều lành tiếng tốt của gia chủ trong suốt một năm. Lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
Lễ cúng ông Công ông Táo về trời bao gồm những gì?
Rất nhiều người cho rằng việc cúng ông Công ông Táo là mê tín dị đoan và nhiều người không đồng ý với việc này. Theo GS Trần Lâm Biền (nhà nghiên cứu văn hóa dân gian) thì -việc thờ cúng Táo quân là một tín ngưỡng văn hóa dân gian chứ không phải là bói toán hay mê tín dị đoan. Phong tục thờ cúng truyền thống này có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Trung Quốc nhưng khi du nhập vào nước ta thì trở thành huyền tích “2 ông 1 bà” đó cụ thể là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc.
Cứ tới đúng ngày 23 cận tết hằng năm thì một tiệc nho nhỏ được những người trong nhà chuẩn bị chu đáo và đầy đủ để tiễn ông Công ông Táo về trời và cũng để cảm tạ ông. Trong suốt lễ cúng ông Táo, ngoài những đồ vật cần thiết thì không thể nào thiếu được bài cúng ông Công ông Táo. Đây được xem là nét đẹp văn hóa và là điều thiết yếu không thể thiếu trong suốt buổi lễ. Người người nhà nhà đều bài trí bàn thờ ông Công ông Táo trong vị trí trang trọng của nhà bếp. Chính bởi quan niệm và ý nghĩa này mà phong tục thờ cúng ông Công ông Táo trong nhà từ lâu như đã trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hóa nước ta.
Văn cúng ông táo về trời
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần
* Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi
* Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.
Vào ngày này, người dân thường cúng mâm cỗ và cá chép vàng cùng với những lời văn cúng ông táo về trời, để cầu mong sự bình an, hạnh phúc và gia đình luôn hòa thuận với nhau.