Thay bát hương, bát nhang khi chuyển đến nhà mới hoặc thay bát hương, bát nhang khi bát hương cũ đã quá củ hoặc hư hỏng lầ việc làm tốt nhưng phải biết cách làm cho đúng để luôn mang may mắn và vận may vào nhà. Thay bát hương hay
bốc bát hương về nhà mới là một trong những thủ tục tâm linh không thể thiếu trong văn hoá thờ cúng của người Việt. Khi
chuyển nhà mới, bát hương trong nhà cũng cần phải chuyển mang theo để tiếp tục thờ cúng. Việc này phải làm thật trang trọng, lễ phép và chú ý tuân thủ những phép tắc quy định từ xưa đến nay, không chỉ bởi để thể hiện lòng thành kính đối với thần linh, với tổ tiên mà đáp ứng những nguyên tắc đó sẽ giúp gia chủ thoải mái và cảm thấy yên tâm hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phong tục đặc biệt này để có thêm nhiều kinh nghiệm khi về nhà mới trong bài viết này nhé!
Bốc Bát Hương Về Nhà Mới Khi Nào?
Bỏ bát hương cũ tốt nhất là nên đập nhỏ rồi gói lại, đem chôn, không nên ném bát hương xuống sông như nhiều người vẫn làm vì nước sông không sạch. Sau khi làm lễ tạ thổ công và gia tiên trước khi về nhà mới, ta tiến hành bỏ bát hương cũ và chuẩn bị bát hương mới. Lễ này cần tiến hành trước khi chuyển nhà 1 tuần cho đến 1 tháng.
Sau đó, khi làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới, gia chủ sẽ tiến hành bốc bát hương về nhà mới cho bàn thờ gia tiên. Người nhà có thể tự bốc bát hương là tốt nhất, nhưng cũng có thể nhờ thầy cúng bốc hoặc bốc bát hương tại nhà chùa. Người bốc bát hương phải rửa chân tay hoặc tắm rửa sạch sẽ trước khi tiến hành thực hiện.
Cốt Bát Hương Gồm Những Gì
Việc sử dụng tro rơm nếp làm cốt bát hương sẽ giúp cho việc cắm nhang, cắm hương trở nên dễ dàng hơn tránh trường hợp làm gãy chân nhang, chân hương. Cốt bát hương bao gồm tro trấu hoặc cát trắng tinh khiến và một túi cốt (Thiết Vàng, Thiết Bạc, Thạch Anh, Ngọc, Mã lão, Xà Cừ, san hô đỏ, có bán sẳn với giá 250.000 ).
Lễ Bốc Bát Hương Về Nhà Mới Như Thế Nào? Quy Trình Bốc Bát Hương Như Thế Nào?
Chuẩn Bị Những Thứ Cần Thiết Cho Việc Bốc Bát Hương Về Nhà Mới
Tuyệt đối không cho gì khác như bùa chú vào trong bát hương. Chuẩn bị tờ hiệu viết tên gia chủ và tên người được thờ, viết bằng bút mực đỏ, viết trên giấy vàng và bộ thất bảo (7 thứ bảo vật được người xưa coi trọng gồm: Vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu). Tất cả được gói trong một tờ giấy trang kim để đặt dưới đáy bát hương mới hoặc cho luôn vào trong bát hương. Sau đó, cần chuẩn bị một số thứ để làm cốt bát hương. Nguyên liệu chính để làm cốt bát hương có thể là tro (đốt rơm nếp lấy tro) hoặc cát trắng sạch.
Chuẩn Bị Bát Hương Mới
Đối với bàn thờ gia tiên thì tuỳ vào điều kiện gia đình cũng như không gian thờ cúng của gia đình mà có thể dùng tư 1 đến 3 bộ bát hương. Vệ sinh bát hương mới sạch sẽ, cọ rửa kỹ lưỡng cả trong lẫn ngoài bát hương bằng nước sạch, cần tiến hành nhẹ tay tránh làm bát hương xước. Mua bộ bát hương mới có giá trị tùy thuộc điều kiện kinh tế. Sau đó, để bát hương ráo nước rồi tráng lại bằng rượu mạnh pha gừng hoặc nước lá bưởi để tẩy uế, trừ tà.
Thực hiện mâm cúng lễ nhập trạch dọn vào nhà mới
Mâm cúng nhập trạch hay còn gọi là mâm cúng vào nhà mới để gia quyến có thể thông báo đến toàn thể chư thần và các vị khuất mặt khuất mày sự xuất hiện và định cư của gia đình chính thức gia nhập nơi cư ngụ mới. Đây được xem như là mâm cúng quan trọng trước khi gia chủ thực sự dọn đến ở tại nhà mới.
Dân bát hương lên bàn thờ gia đình
Gia chủ tiến hành thắp nén hương đầu tiên với lòng thành kính tổ tiên thần phật sau khi sếp xắp đầy đủ các vật phẩm thờ cúng di anh thờ, bài vị hoặc tượng thờ nếu có. Sau khi làm xong các thủ tục nghi thức thì người đại diện gia đình, dòng họ sẽ đặt Bát Hương lên bàn thờ và cầu khấn xin phép chư thần Phật được thờ cúng tại Gia và mới các cụ, gia tiên về nha đẻ thờ phụng nhang đèn.
Tiến Hành Bốc Bát Hương Về Nhà Mới
Bốc lần lượt từng nắm tro hoặc cát cho vào bát hương, đến số năm theo vòng “sinh, lão, bệnh, tử”, sao cho khi gần đầy miệng bát hương thì dừng ở số “sinh”. Vừa bốc cốt cho vào bát hương, người bốc vừa lắc nhẹ cho cốt dàn đều, không nên dùng tay nén cốt, đồng thời, miệng khấn nhỏ: “Chúng con là…………….xin được bốc bát hương mới cho……………
Thông thường, mỗi nhà thường bốc 3 bát hương, bát lớn nhất, cao nhất dùng để thờ thần linh, thổ địa, bát bên trái thờ bà cô hoặc ông mãnh, bát bên phải thờ gia tiên. Khi bốc xong cần để riêng để tránh nhầm lẫn. Sau khi bốc xong bát hương, người bốc đọc kinh hay chú Mật tông để an vị bát hương.
Bát hương sau khi bốc xong, an vị trên bàn thờ thì thắp hương ngay, liên tục trong khoảng khoảng 1 tuần đầu. Cứ sáng dậy thắp một nén hương, đốt một nến (hoặc đèn dầu), thay cốc nước sạch. Nghi thức bốc bát hương về nhà mới cần được tiến hành trang nghiêm và theo thủ tục, tốt nhất, trước khi tiến hành bốc bát hương, bạn nên tham khảo ý kiến từ những người lớn tuổi, thầy cúng để chắc chắn.